davitec.vn

Các món ăn người Nhật sẽ ăn trong dịp Tết

 

Mì Trường Thọ Toshikoshi Soba

Trong văn hóa nước Nhật, ngày cuối cùng của năm cũ họ sẽ cùng nhau thưởng thức mì Soba. Vì Soba có sợi mì dài, dai nhưng dễ cắn đứt. Điều này thể hiện cho việc những xui xẻo trong năm cũ cũng được cắt đứt và chào đón năm mới với những may mắn ngập tràn.  

Mì Toshikoshi Soba trên mâm cỗ ngày Tết (Nguồn: Flickr)

Ngày 31/12 hằng năm các cửa hàng mì Soba lại tấp nập thực khách đến và thưởng thức Toshikoshi Soba. Toshikoshi Soba không chỉ đuổi bỏ xui xẻo mà còn mang đến lời chúc sức khỏe trường thọ.

Bánh Dày Mochi

Mochi là món bánh quen thuộc của người dân và du khách du lịch Nhật Bản. Chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các dịp lễ như một món bánh vẹn tròn để dâng lên Thần linh. Vì trong quan niệm của người Nhật, Thần linh sẽ không thích món ăn có hình thù mũi nhọn nên những chiếc bánh tròn và mềm rất thích hợp để thay thế.

Bánh Mochi được mang dâng lên các vị thần (Nguồn: Flickr)

Người Nhật Bản còn dành riêng một ngày để thưởng thức bánh dày Mochi với tên gọi Kagamibiraki. Vì ăn bánh trước dâng lên Thần linh là một điều bất kính nên người dân sẽ thưởng thức chúng sau khi đã cúng bái xong. Các gia đình thường cắt bánh dày mang đi nướng để ăn chung với súp Ozoni, chấm với đường hoặc ăn cùng với chè đậu đỏ...

Tết ở Nhật Bản mang nét đẹp truyền thống, đáng ngưỡng mộ. Từ những hoạt động lau dọn nhà sạch sẽ, đi viếng đền chùa cho đến việc thưởng thức mâm cơm ngày tết phần nào khắc họa văn hóa nước Nhật rõ nét. 

Osechi ryori: Món ăn này được các bà nội trợ Nhật Bản đặc biệt chuẩn bị từ những ngày trước Tết. Trong năm mới, người Nhật hạn chế việc sử dụng củi lửa. Osechi sẽ được chuẩn bị với số lượng vừa đủ để mọi người có thể dùng trong ba ngày đầu năm. Vì thế, vào những ngày này, các bà nội trợ sẽ không phải bận rộn với công việc bếp núc.

Ảnh: Tokyo Weekender

Có lịch sử hình thành từ thời kỳ Heian (794-1185), ban đầu, Osechi được người Nhật sử dụng nhiều trong năm mới với mong muốn sẽ có một vụ mùa bội thu. Theo nguyên gốc, từ “osechi” được đọc là “o-sechi”, có nghĩa là một mùa hoặc một dịp đặc biệt. Trong dịp này, người Nhật Bản sẽ chỉ nấu những món ăn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Ngày xưa, Osechi chỉ có nimono, rau luộc trong nước tương, đường hoặc rượu mirin. Qua thời gian, người Nhật đã bổ sung thêm nhiều nguyên liệu, làm cho món ăn đặc biệt này trở nên phong phú hấp dẫn hơn.

Osechi đươc làm theo nhu cầu của từng người và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, Kazunoko, món trứng cá trích, mang ý nghĩa ban phước lành cho trẻ em bởi loài cá này thường đẻ nhiều trứng và có khả năng sinh sôi nảy nở tốt. Kobumaki, món cá trích được bọc trong tảo bẹ, mang ý nghĩa may mắn bởi tảo bẹ đọc là “konbu”, nghe giống “yorokobu”, mang ý nghĩa vui mừng. Bên cạnh đó, tôm tượng trưng cho sự trường thọ, củ sen được xem là một loại rau may mắn vì có nhiều lỗ, dễ dàng nhìn xuyên đến tương lai.

Dù trải qua nghìn năm lịch sử, Osechi vẫn giữ nguyên cách bày trí đặc trưng vốn có. Chiếc hộp gỗ sắp xếp Osechi được gọi là Jubako (hộp có khoảng 3-5 tầng). Thức ăn trong hộp sẽ được sắp xếp theo quy tắc: Tầng đầu tiên gồm các món hầm, luộc và cá khai vị; tầng thứ hai gồm các món ăn nhẹ hoặc món có vị chua và tầng cuối cùng là các món ăn chính, món hầm nước hoặc kho.

Không chỉ đem đến sự may mắn cho năm mới, Osechi còn là món ăn thể hiện được linh hồn và cốt cách người Nhật Bản. Một hộp đồ ăn có đủ chua, cay, mặn, ngọt, hòa quyện những nguyên liệu nhiều màu sắc, làm nổi bật đặc trưng của từng vùng miền trên khắp đất nước. Người Nhật không chỉ có tính thẩm mỹ cao, mà còn tinh tế trong từng công đoạn chế biến món ăn. 

Đăng ký tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí

Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn