davitec.vn

7 điều kiêng kị không được làm vào ngày Tết ở Nhật

 Nếu bạn đang ở Nhật và sẽ đón Tết ở đây thì hãy tránh 7 điều sau đây để có một năm mới may mắn, nhiều niềm vui nhé!

Điều số 1: Không được lau chùi
Theo quan điểm của người Nhật, năm mới vị thần của năm sẽ tới thăm nhà bạn và mang theo điều tốt lành. Việc dọn dẹp, lau chùi sẽ làm cho những điều tốt đẹp ấy đi mất nên nhất định không được làm điều này vào 3 ngày Tết. Tương tự như vậy, hầu hết những việc liên quan như lau chùi nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh hay giặt giũ sử dụng nước làm trôi mất đi điều tốt lành. Do đó hầu hết các việc liên quan đến nước đều không nên làm.

Điều số 2: Không phơi chăn
Ngày đầu năm không nên bận bịu với việc nhà mà hãy từ từ đón may mắn đến chính là lí do của tục không phơi chăn.

Điều số 3: Không sử dụng dao
Một số thuyết giải thích cho điều này như là nếu dùng dao cắt phải tay thì trong năm có thể xảy ra điều không hay với sức khoẻ, dao liên quan đến hành động cắt nên dễ liên tưởng đến việc cắt duyên (縁を切る/ en wo kiru), cả năm dao phải làm việc rồi nên 3 ngày Tết hãy để chúng nghỉ ngơi. Do đó mà ngày đầu năm, người dân Nhật thường ăn đồ ăn osechi đã chuẩn bị hoặc mua sẵn từ trước đó.

Điều số 4: Không sử dụng lửa để ninh đồ ăn
Khi ninh đồ ăn thường xuất hiện các váng cần phải vớt ra. Trong tiếng Nhật gọi là “灰汁(あく)を出す”/(làm nổi váng), dễ liên tưởng đến “悪く(あく)を出す” (làm điều không tốt) – từ đồng âm khác nghĩa.

Điều số 5: Không ăn thịt động vật có 4 chân 
Điều này có thể được giải thích từ suy nghĩ theo Phật giáo tránh sát sinh. Do đó mà từ xưa có những vùng trong đồ ăn ngày tết osechi không có mặt các loại thịt của động vật 4 chân. Hiện tại vẫn có nơi ở Nhật không ăn thịt lợn và thịt bò vào ngày Tết tuy nhiên chỉ là thiểu số.

Điều số 6: Không được tranh cãi 
Một năm mới ai ai cũng cầu mong những điều tốt đẹp. Thực tế chỉ vì cãi nhau mà một năm trở nên tồi tệ thì không hẳn nhưng tốt nhất nên tránh những điều như vậy để vận may đến với mình dễ dàng hơn. Đó là điều mà người Nhật tâm niệm.

 

Điều số 7: Không sử dụng tiền 
Tục lệ này thay đổi theo từng địa phương. Người ta cho rằng đầu năm mà sử dụng tiền quá tay thì cả năm không tiết kiệm được bao nhiêu. Tuy nhiên việc cúng tiền ở đền chùa thì không sao. Điều quan trọng là một năm không tiêu xài hoang phí, suy nghĩ và lên kế hoạch về việc sử dụng tiền. Từ ngày mùng 2 có thể bắt đầu đi mua một thứ gì đó. Hãy cứ an tâm nếu như ngày mùng 1 bạn dành một chút tiền để dâng lên thần thánh thì hoàn toàn không sao.

Đăng ký tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí

Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn