davitec.vn

Cách ứng xử và phong cách giao tiếp của người Nhật Bản

 1. Trong công việc 

Nhật Bản là một xã hội mà các mối quan hệ được phân định theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật quan niệm về sự "bình đẳng" không giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được xem như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý. Trong công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên người Nhật thường trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên. Danh thiếp phải được trao và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.

Trong công việc người Nhật rất tôn trọng sự đoàn kết tập thể và luôn có thái độ ôn hòa trong giải quyết hay thực hiện công việc. Thái độ đối đầu bất hợp tác là một điều tối kỵ đối với người Nhật. Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ luôn nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau.

2. Trong cuộc sống

Trong giao tiếp, người Nhật luôn tỏ thái độ kính trọng đối với người khác, khiêm tốn đối với bản thân mình và luôn giữ nụ cười trên môi. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng ngày, người Nhật rất ngại làm phiền những người xung quanh. Làm bất cứ việc gì người Nhật đều cân nhắc xem, việc đó có ảnh hưởng gì đến người khác hay không và thường đặt "cái tôi" của bản thân thấp hơn cái chung. Trong sinh hoạt cộng đồng, sự nhường nhịn luôn là một phẩm chất đặc trưng của người Nhật và luôn thấy người Nhật nói câu cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hay nói lời xin lỗi khi trót gây ra lỗi với người khác.

Nói chung người Nhật thường để tâm đến người khác, luôn giữ nguyên tắc trong sinh hoạt như sau:

- Lúc nào cũng ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Giữ gìn chuẩn mực đạo đức xã hội và phép tắc trong sinh hoạt, luôn lưu ý là không được có những hành vi làm phiền người khác.

- Về ban đêm luôn chú ý giữ yên tĩnh trong sinh hoạt, không nói lớn tiếng hay gây ồn ào làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

- Khi bày tỏ nỗi bất bình hoặc yêu sách của cá nhân, người Nhật cũng hiếm khi tỏ ra gay gắt. Thường thì cố gắng nghe ý kiến của người khác trước khi bày tỏ ý kiến của mình, luôn cố gắng tạo mối hòa khi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cùng với những nguyên tắc sinh hoạt trên, người Nhật luôn tránh hoặc không bao gườ có những hành động:

- Khi đi trên đường phố, vừa đi vừa ăn, nói chuyện ồn ào, khạc nhổ bừa bãi.

- Khi đi thăm người ốm, tặng hoa trà hoặc những hoa có chậu, bởi vì người Nhật cho rằng đó là điều không tốt.

- Tặng mùi soa cho bạn bè. Người Nhật quan niệm chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ.

- Tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái.

- Tăng giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Hành động này bị xem là không kính trọng.

Đăng ký tư vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí

Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ tư vấn miễn phí cho bạn